Chào bạn đã đến với MEOCODER. Liên hệ chúng tôi Mua Ngay!

Henry Ford ( 1863 - 1947)

Ông không phải là người giàu nhất nước Mỹ, nhưng khi bình chọn những nhà kinh doanh có ảnh hưởng sâu xa đến xã hội và lịch sử Mỹ ông lại là người đứng đầu. Có lẽ do sản phẩm của ông có mặt khắp nơi trên thế giới, có lẽ do ông đã tạo dựng được một sự nghiệp vẻ vang, có lẽ do phương pháp kinh doanh của ông có nhiều sáng tạo, hay quan điểm của ông về việc sử dụng nhân tài, vv...  và có lẽ còn nhiều điều để nói về ông - Henry Ford - Ông vua xe hơi của nước  Mỹ.


Henry Ford sinh ngày 30 tháng 7 năm 1863 trong một gia đình nông dân tại Dearborn, tổ tiên là người Ireland. Cha của Henry là Wilham Ford, ông là một người thợ mộc chuyên cần, còn bà mẹ Mary là người con gái nuôi của  trưởng kíp thợ mộc. Cha mẹ của Henry có tất cả sáu người con, Henry là con cả. Ngay từ lúc còn bé, Henry không thích cầm cây cuốc, cây thuổng để làm nông nghiệp, cũng không thích chăm sóc trại gà, vắt sữa bò, thậm chí, việc làm đó đã  ảnh hưởng đến thái độ của ông đối với thịt gà và sữa bò sau này.


Năm Henry 12 tuổi, người mẹ yêu quý của ông qua đời. Có thể nói tính cách kiên cường của mẹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của Henry. Henry từng nói: “Tôi đã học được từ mẹ tôi phương pháp sinh tồn trong xã hội hiện đại...”. Henry rất hiếu kỳ, ông rất có hứng thú với những đồ vật có cấu tạo bên  trong là máy móc. Khi gặp những đồ vật như vậy ông rất muốn mở ra. Sở thích thậm chí đã khiến người trong nhà khi trông thấy Henry đi đâu trở về, thì vội vàng cất giấu ngay những đồ vật mới hoặc những máy móc trong nhà. Trong  ngăn kéo của chiếc tủ đầu giường được cất giữ một cách có ngăn nắp nào là máy khoan lỗ, giũa, búa, bu-lông, cưa, vít vặn, và những ốc vít. Điều làm cho mọi  người ngạc nhiên, là năm đó Henry chỉ mới 7 tuổi.

Thời thơ ấu Henry được công nhận là một đứa bé nghịch ngợm nhất trong làng. Chỉ có anh làm công dài hạn người di dân Đức là cho phép Henry mở tung chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng của mình ra, khiến Henry hết sức vui thích. Người này đã nhiệt tình giải thích tường tận cho Henry biết kết cấu và nguyên lý của chiếc đồng hồ đeo tay. Henry ngoài việc say mê đối với chiếc đồng hồ đeo tay, ông còn rất hứng thú đối với đầu máy xe lửa. Có lần ông theo cha tới thành phố Detroit. Tại một nhà ga xe lửa, Henry nhìn thấy đầu máy xe lửa. Đối với “con quái vật” này ông cảm thấy hết sức hứng thú, khiến cho người trưởng đoàn xe lửa có lòng tốt đã cho phép ông lên đầu xe lửa, và mở máy cho đầu xe chạy tới chạy lui, khiến lòng hiếu kỳ của Henry được hoàn toàn thỏa mãn. Henry vui thích ngồi trên chiếc ghế điều khiển, lại đưa tay kéo còi vang rền. Trong nhà bảo tàng Ford cho tới nay vẫn còn trưng bày hình ảnh đầu chiếc xe lửa chạy bằng máy hơi nước mà lúc còn nhỏ Henry Ford cảm thấy hết sức hứng thú. Trong cả cuộc đời Henry Ford không bao giờ quên hai người, người công nhân làm công dài hạn trong gia đình đã cho ông mở tung chiếc đồng hồ đeo tay của mình và viên trưởng xe lửa đã cho phép ông ngồi trên đầu máy xe lửa để chạy tới chạy lui. Sau khi trở về nhà, Henry bắt đầu chế tạo động cơ. Lúc ở trường ông chế tạo động cơ máy hơi nước nhỏ, và đã gây ra một sự cố khá nghiêm trọng. Đó là việc chiếc động cơ bằng máy hơi nước của ông bị nổ tung, khiến mảnh đồng, pha lê, sắt bay tung tóe, cắt đứt môi ông và làm bị tổn thương khá nặng trên đầu một người bạn. Sức nổ cũng làm cho hàng rào nhà trường bị sập, đối với việc này Henry không hề tỏ ra thất vọng. Đó là kinh nghiệm đầu tiên của ông đối với việc chế tạo động cơ. Cho dù có gặp trắc trở nhưng đối với cậu bé vừa lên 7 tuổi, Henry đã nổi tiếng khắp cả làng là một thiên tài bé nhỏ.

Năm 1789, Henry Ford bỏ nhà ra đi để tìm kiếm tương lai cho mình. Henry đến thành phố Detroit, vào làm thợ học việc tại xưởng xe Michigan, với tiền công 1,1 USD/ngày. Với số tiền lương đó kể là tương đối cao trong thời bấy giờ. Nhưng, Henry chỉ làm được có sáu ngày thì bị đuổi. Nguyên nhân là do Henry sửa chữa những cổ máy hư một cách quá dể dàng mà những người thợ lâu năm cũng không thể sửa chữa được nhanh như thế được. Điều đó làm cho những người thợ ở đây bất mãn. Nhưng Henry vẫn không nản lòng, trái lại, đã rút được một bài học qua sự kiện đó: “Bất luận làm việc gì đều không thể phơi bày hết những điều mình hiểu biết ra cho mọi người thấy!”.

Sau đó, Henry lại lần lượt đến xưởng đồ đồng và xưởng đóng tàu tại Detroit để làm việc. Ở nơi nào ông cũng cảm thấy mình không học thêm được gì, nên đã xin thôi việc. Cuối cùng, Henry trở về nông trại của cha để phụ một tay với cha mình. Việc xin từ chức của Henry Ford lần này là một bước ngoặt trong cuộc đời của ông. Ông trở về nhà không phải vì lẽ không học được gì ở Detroit, mà là có một nguyên nhân khác. Lúc bấy giờ thời tiết đã vào đông, cả vùng Dearborn cũng đã phủ đầy tuyết trắng. Tất cả những việc nhà nông đều phải tạm ngừng. Henry muốn nhân lúc nông nhàn, ở yên trong nhà để tiến hành một số nghiên cứu mới. Do vậy, việc ông trở về nhà chính là do lòng “ham muốn phát minh” đã thúc đẩy. Sau khi về nhà không bao lâu, Henry đến một xưởng xẻ gỗ ở trong làng để giúp cho người chủ xưởng là John chạy thử một chiếc động cơ hơi nước theo kiểu di động. Về sau, hãng sản xuất động cơ này đã mời Henry đến làm thao tác viên kiểu mẫu cho loại động cơ di động của họ. Nhờ đó, Henry đã học được rất nhiều tri thức về động cơ hơi nước. Trong việc sửa chữa và cho chạy thử chiếc động cơ hơi nước, đã khiến Henry càng ham muốn hơn đối với việc nghiên cứu và phát minh.

Henry đã nhặt lại chiếc máy cắt cỏ theo kiểu đẩy tay đã cũ kỹ của cha, ông  muốn đem sự hiểu biết về động cơ đã học được tại xưởng gỗ của John cải tạo nó thành một chiếc máy kéo dùng cho nông nghiệp. Ông tự nhốt mình trong một nhà kho để bắt đầu mày mò tìm hiểu, và liên tục chế ra những chiếc máy kéo do ông thiết kế. Một cỗ, hai cỗ, cho đến hai ba chục cỗ máy kéo đã được ông chế tạo. Trải qua suốt hai năm chăm chỉ và khó khăn, cuối cùng Henry đã chế tạo được một máy kéo hơi nước dùng nhiên liệu bằng củi. Henry cho rằng do ở  Dearborn than đá quá đắt đỏ, cho dù chế tạo được một động cơ hơi nước như loại động cơ hơi nước được trưng bày tại cuộc triển lãm vạn quốc năm 1876 có lò hơi nung bằng than đá, thì đối với nông dân ở đây cũng không giúp ích gì  được nhiều. Do vậy nên ông không thực hiện. Henry quyết tâm phát minh ra một loại máy kéo tiết kiệm nhiên liệu. Rõ ràng nơi đây đã tạo nên một tư tưởng kinh doanh của Henry Ford: Có thể tư tưởng đó chính là nguyên tắc tư tưởng đã  tạo ra loại xe “kiểu T” (Ford Model T) của công ty xe hơi Ford sau này.
Ngày 11 tháng 4 năm 1888, Henry lập gia đình, vợ ông - Clara là một người thông minh lanh lợi, đã chủ động gánh vác tất cả công việc trong gia đình sau khi thành hôn. Một điều quan trọng hơn đó là, đối với lý tưởng và sự phấn  đấu cho sự nghiệp của chồng, nàng có một sự lý giải và tín nhiệm hoàn toàn, hơn nữa, còn cùng chồng đồng cam cộng khổ, trở thành một trợ thủ đắc lực của Henry Ford.
- Clara ơi, mau lấy giấy lại đây!

Một buổi tối cuối tuần, Henry bỗng gọi to lên như phát điên. Lúc bấy giờ Clara đang ngồi trước cây phong cầm tại phòng khách. Sau khi nghe tiếng gọi, nàng liền chụp lấy tờ nhạc phổ chạy đến trao cho Henry. Phía sau lưng nhạc phổ  là giấy trắng. Henry sau khi chụp được tờ nhạc phổ liền dùng bút vẽ nguệch ngoạc một động cơ đất trong ông phấn khởi nói lớn như một đứa trẻ: “Chính là nó đây! Clara ơi! Đây chính là cấu tạo của chiếc xe hơi mà anh đang thiết kế”. Đúng vậy, “đó là tuyên ngôn” về việc chế tạo xe hơi của Henry Ford.

Đối với Clara, mọi việc phát hiện đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng của nàng. Sau khi thành hôn được ba tháng, Henry quả quyết mang người vợ trẻ rời  bỏ nông trại, đến làm kỹ sư cơ khí cho công ty Edison đang chuẩn bị cho việc chiếu sáng và nguồn điện lực của thành phố Detroit. Quyết định đó gần như làm cho Clara phát khóc. Nhưng có lẽ qua tinh thần trách nhiệm tiềm tàng đã giúp  cho Clara nhận định được chúng mình nhất định sẽ thành công trong việc chế  tạo động cơ đốt trong.
Năm 1892, Charless Edgar Duryea phát minh ra chiếc xe hơi đầu tiên tại nước Mỹ, làm chấn động cả vùng Tân Thế Giới. Hemy đã bị thành tựu lừng lẫy của ông ta hấp dẫn, khiến trong lòng có một sự háo kỳ rất mãnh liệt, quyết định lập tức bắt tay vào việc nghiên cứu để chế tạo chiếc xe hơi của mình. Lúc bấy giờ Henry ở trong một ngôi nhà hai tầng tại Detroit. Đó là một ngôi nhà mà hai nhà cùng ở chung. Phía sau ngôi nhà này có một khoảng đất trống dùng làm kho chứa than đá và củi. Chính trong cái kho chứa than đá đó, Henry đã trải qua nửa  năm nghiên cứu thí nghiệm, để vào lúc 2 giờ sáng tháng 6 năm 1896, ông đã vặn  bu-lông cuối cùng vào cỗ xe hơi đầu tiên của mình.

Chiếc xe hơi đầu tiên của Henry Ford là một chiếc xe được gắn động cơ bốn thì, có hai tốc độ: một tốc độ 10 dặm Anh (khoảng 16 km) và 20 dặm Anh (khoảng 32 km), không có phanh, cân nặng khoảng 500 Pound (khoảng 227 kg), có thể xem là một chiếc xe nhẹ nhàng tiện lợi nhất trong thời bấy giờ. Một điều tương đối bất tiện là không có bộ phận chạy lùi, nên chiếc xe khi cần trở đầu phải nhờ hai hoặc ba người khiêng nó lên quay về một hướng khác.

Theo một số ý kiến của bạn bè và một số nhà tài trợ, ngày 5 tháng 8 năm 1899, Henry 36 tuổi đã xin từ chức ở công ty phát điện của Edison, để cùng một số người tâm huyết như ông thị trưởng thành phố và một thương gia ngành gỗ cùng hợp tác, thành lập công ty xe hơi Detroit (Detroit Automobile Company). Henry được mời làm tổng công trình sư. Nhờ thế lực chính trị của ông thị trưởng, bưu cục Detroit đã sử dụng bốn chiếc xe hơi của công ty xe hơi Detroit để chở bưu kiện. Đó là số hàng bán ra đầu tiên của công ty. Nhưng, do chưa có kinh nghiệm chế tạo thương phẩm. Trong quá trình chế tạo còn rất nhiều sai sót như những phụ tùng bán lẻ ra ngoài không hợp kích thước, việc giao hàng chậm  trễ. Ngoài ra, do sử dụng những người công nhân trước đây chuyên làm xe ngựa  nên phẩm chất của những chiếc xe hơi rất thấp kém, việc làm còn thô sơ tuỳ  tiện, do vậy, đến ngày giao xe mà vẫn chưa có hàng để giao. Công ty xe hơi Detroit cũng do giữa những người hợp tác có sự bất hoà, nên qua năm sau thì  đóng cửa.

Mùa hè năm 1902, Henry Ford tái thành lập công ty. Năm 1903, công ty của họ đổi tên là Công ty xe hơi Ford. Ford trông nom việc chế tạo còn người hợp tác kia thì lo tiêu thụ xe thành phẩm. Ford đã thuê mười hai người giàu kinh nghiệm đóng xe ngựa vận tải hàng. Việc thiết kế xe hơi do đích thân Ford tiến hành, đồng thời, áp dụng phương thức sản xuất với một số lượng lớn. Sau khi hoàn thành việc thử nghiệm động cơ xe hơi, cũng như việc lắp đặt động cơ và  những hệ thống lắp đặt động cơ và những hệ thống làm việc khác, công ty xe  hơi Ford đã sản xuất được chiếc xe theo kiểu A đầu tiên.

Từ thu đông năm 1903 đến mùa xuân năm 1904, công ty xe hơi Ford tổng cộng đã sản xuất được 650 chiếc xe kiểu A. Trong vòng sáu tháng đã bán ra được 1700 chiếc xe, đồng thời, tăng cường phục vụ hậu mãi. Hơn nữa, ông còn dự định thuê một khu đất trống để xây dựng một công xưởng có quy mô lớn gấp mười lần công xưởng hiện tại. Tại công xưởng này, ông sẽ sản xuất các loại xe bắt đầu từ loại A, theo thứ tự vần tiếng Anh để lần lượt cho ra đời các kiểu xe A, B, C, F, v.v. Trước sau như một, Henry luôn luôn kiên trì sản xuất loại xe đại  chúng giá rẻ, có tính năng ưu việt.

Kể từ năm 1903, khi Henry bắt đầu sản xuất loại xe kiểu A, trước sau  trong vòng năm năm, ông đã theo thứ tự của chữ cái A, B, C, F, K, N, R, S, và  đã sản xuất tổng cộng tám kiểu xe hơi. Trải qua những sự cải tiến không ngừng, cũng như sự thiết kế ngày càng đa dạng hoá. Máy xe từ hai xilanh tăng lên thành  sáu xilanh; động lực của máy xe từ tám sức ngựa tăng lên thành 40 sức ngựa; ngoại hình từ chỗ xe có mui phát triển lên thành không mui. Có thể nói trước khi Henry đặt một tụ bài lớn nhất trong cuộc đời của mình, đã âm thầm mò mẫm suất năm năm.

Việc tổ chức công ty xe hơi lần đầu bị thất bại đã khiến cho Henry ý thức được một cách tỉnh táo: Muốn đạt được thành công, thì phải bắt tay cả từ bên  trong lẫn bên ngoài. Đồng thời, phải phân biệt giữa người sở hữu xí nghiệp là người quản lý.

Do vậy, khi Henry thành lập công ty xe hơi Ford lần thứ ba, thì việc trước tiên được ông quan tâm là việc chọn lựa nhân tài. Ông đã sáng suốt mời James Joseph Couzens là một chuyên gia về mặt quản lý giữ vai trò giám đốc của công ty. Riêng kế hoạch tiêu thụ xe kiểu T do Henry và Couzens đích thân phụ trách. Tháng 3 năm 1908, ông đã tiến hành theo phương thức đặt hàng bí mật. Henry đã bí mật cho Italia danh mục thương phẩm xe hơi kiểu T mà không cho ai biết, ảnh chụp xe hơi kiểu T cũng được bí mật gửi qua đường bưu điện tới các đại lý phân phối xe hơi của công ty Ford. Tiến hành kiểu tiêu thụ này là do một người cùng tuổi với Ford là Richard, lúc bấy giờ vẫn chưa được phổ cập, kể cả trong ngành tiêu thụ xe hơi. Do vậy, khi những nhà buôn xe hơi nhận được phong bì gửi theo bưu điện tới thì cảm thấy không hiểu ra sao. Chờ khi họ mở phong bì ra xem mục lục thương phẩm, sách thuyết minh và giá cả ở bên trong thì mới hiểu  ra, và đều tán thành cách suy nghĩ kỳ diệu hiếm có đó.

Trong quảng cáo xe hơi kiểu T là loại xe nằm giữa kiểu xe có mui và kiểu xe mui trần, so với hai kiểu xe R và S chưa tiêu thụ hết thì nó mới mẻ hơn. Nó có mấy đặc trưng nổi bật là dùng loại hợp kim vừa nhẹ vừa rắn chắc để chế tạo.dj Hai là bốn xilanh của nó đều có phần đỡ bằng thép có hình quả trám nhỏ, khiến cho thể tích của động cơ nhỏ hơn. Thứ ba là hộp số đều nằm kín trong xe, chứ không để lộ ra ngoài như trước. Thứ tư là tay lái được đặt ở bên trái, khác hơn  các loại xe hơi sản xuất ở Châu Âu tay lái được đặt ở bên phải.

Một điều làm cho mọi người khó tin là, giá bán cho các nhà tiêu thụ của Ford chỉ có 825 USD. Sau khi biết được sự phấn khởi của các nhà tiêu thụ xe hơi cho mình, Ford hoàn toàn không còn do dự, quyết định tiến hành sản xuất và định rõ ngày giờ đưa loại xe mới này ra thị trường. Ngày 1 tháng 10 năm 1908, Henry Ford mở màn một chiến dịch tuyên truyền cho loại xe mới. Việc tuyên  truyền của ông rất đột ngột, làm cho mọi người đều giật mình, và đó cũng là một cách tuyên truyền chưa từng có trong lịch sử. Ngoài việc báo chí đăng tải những  bài giới thiệu, Ford còn dùng cách gửi tài liệu tuyên truyền quảng cáo theo đường bưu điện đến các khách hàng với một quy mô chưa từng có, làm cho người nghĩ ra cách tuyên truyền này là Richard cũng phải thán phục, chịu thua. Nhưng, Henry vẫn chưa hài lòng về hiệu quả quảng cáo theo đường bưu điện, ông còn thông qua phương thức dùng điện tín và điện thoại, trực tiếp thông tin tới những người tiêu thụ.

Chỉ trong thời gian một năm, xe hơi kiểu T đã tiêu thụ được đến 6000 chiếc, lập một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử, thu được lãi ròng so với tổng số tiền tiêu thụ trong vòng 5 năm còn cao hơn 2 triệu USD. Đó là một trang huy hoàng được Henry Ford viết trong cuộc sống của mình. Ngày 31 tháng 3 năm 1909, cũng tức là thời gian sáu tháng sau khi tiêu thụ loại xe kiểu T, Henry Ford lại xuống lệnh thay đổi màu sắc và ngoại hình của loại xe này. Ông căn cứ vào mục đích sử dụng để sơn xe thành ba màu khác nhau: màu đỏ đầy sức sống để  dành cho những người du lịch, màu xám giản dị để cho những khách hàng dùng xe làm chân và màu xanh lá cây sang trọng để dùng cho những người giàu có. Ở trước đầu xe nơi thùng nước toả nhiệt, ông cho gắn một thương hiệu “FORD”. Thương hiệu này được thiết kế rất bắt mắt, đứng cách xa nửa dặm Anh (khoảng  800 mét) cũng có thể nhìn thấy rõ ràng. Đồng thời, nó cũng có hiệu quả về mặt mỹ quan, khiến khách hàng rất ưa thích. Thế là hàng nghìn đơn đặt hàng được gửi tới, làm cho Henry phải nghĩ tới việc ứng phó với yêu cầu mới. Rõ ràng là chỉ có nâng cao năng lực sản xuất thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Trong quá trình sản xuất xe hơi, Henry cho rằng nếu muốn tiến hành sản xuất lớn, thì việc đầu tiên là phải thực hiện việc sản xuất xe hơi tiêu chuẩn hoá, quy cách hoá. Tức là cần phải làm cho tất cả các linh kiện có tính năng thông dụng, tức sản phẩm bất kỳ về mặt ngoại hình, lớn nhỏ, màu sắc, đều phải hoàn toàn giống nhau. Như vậy, khi sản xuất trên dây chuyền chuyển động thì mới khỏi mất thời giờ do linh kiện lớn nhỏ khác nhau gây ra, như vậy cung giúp cho khách hàng đễ bảo dưỡng chiếc xe hơn.

Trên cơ sở tiêu chuẩn hoá sản phẩm, loại xe kiểu T của Henry Ford đã cho sản xuất theo phương thức dây chuyền, để có thể thực hiện được mục tiêu sản xuất lớn. Do vậy, ông đã mời một thiết kế sư được mọi người xem là “thiên tài cơ giới hoá” tên gọi Frandes. Người này là đại công thần trong việc đưa nước Mỹ tiến vào chế độ sản xuất đại quy mô. Kế đó, Henry lại mua một khu đất rộng 60 mẫu Anh tại công viên Highland để xây dựng công xưởng. Ông mời một kiến trúc sư 37 tuổi để đảm nhiệm việc thiết kế. Trong công xưởng mới này được xây dựng một hệ thống sản xuất dây chuyền theo kiểu nghiêng từ trên cao xuống... Như vậy, thành phẩm sẽ từ trên cao tự động lăn xuống, người thợ không cần động tới”. Qua băng chuyền liên tục chuyển động đưa các linh kiện tới tay người thợ, giúp cho hiệu suất lao động tăng lên rất cao. Sau đó, cách sản xuất này lại được phát triển theo hệ thống dây chuyền nối tiếp. Tới giai đoạn này, các khâu muốn chậm hay nhanh đều có thể do băng chuyền khống chế. Như vậy, hệ thống lắp ráp xe hơi theo kiểu dây chuyền đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện. Việc lắp  ráp một chiếc xe hơi từ 12 tiếng 28 phút, rút xuống còn 9 phút.

Phương thức sản xuất đó có một tác dụng rất to lớn đối với hiệu suất lao động cũng như việc hạ giá thành. Năm 1912, tức năm cuối cùng dùng phương thức sản xuất cũ, thì công ty xe hơi Ford đã sản xuất 32.388 chiếc, qua năm sau, khi áp dụng phương thức sản xuất dây chuyền, thì trong năm đó đã sản xuất  được 109.088 chiếc. Đến năm 1916, sau khi tiến lên một bước hoàn thiện hệ thống sản xuất dây chuyền, số lượng sản xuất tăng lên đến 585.388 chiếc.

Loại  xe hơi kiểu T ra đời vào năm 1908, đến năm 1927 thì không sản xuất nữa. Trong  vòng 19 năm đó, tổng cộng đã sản xuất được 150.007.033 chiếc, bình quân mỗi  năm sản xuất được 800.000 chiếc, đạt đến kỷ lục chưa từng có. Trong thời gian cao điểm, loại xe hơi kiểu T này chiếm tới 68% thị  trường trên toàn thế giới.

Cùng lúc đó, Henry vẫn trung thành với nguyên tắc nghề nghiệp của mình, là kiên trì sản xuất loại xe hơi đại chúng bán ra với giá thấp, nhưng tính năng lại ưu việt. Henry là người có tư tưởng kinh doanh độc đáo. Ông cho rằng, lãng phí và tham lợi nhuận là hai điều làm cản trở quyền lợi của người tiêu thụ. Lãng phí tức là trong quá trình sản xuất lãng phí thời gian nhiều và hao tổn sức lao động nhiều. Còn tham lợi nhuận là người có tầm nhìn quá ngắn. Ông cho  rằng: cần phải tiêu hao sức người và sức của ít nhất trong quá trình sản xuất, đồng thời, phải bán ra với số lợi nhuận thấp nhất, để đạt được số lượng tiêu thụ gia tăng, tức nguyên tắc “lãi ít nhưng tiêu thụ nhiều”. Do vậy, kể từ năm 1908 khi loại xe hơi kiểu T ra đời thì số lượng tiêu thụ ngày càng cao, trong khi giá bán ngày càng thấp. Từ giá 825 USD lúc ban đầu, đã hạ dần xuống còn 550 USD vào năm 1913, và đến năm 1916 thì giá bán chỉ còn 360 USD. Mục tiêu  cuối cùng của công ty Ford là giữ giá thành của xe hơi kiểu T ở mức thấp nhất:  260 USD. Đến năm 1920 thì công ty Ford đã dẫn đầu ngành sản xuất xe hơi. Chiến lược “lãi ít tiêu thụ nhiều” của Henry Ford cũng như phương thức sản xuất dây chuyền, tức hệ thống Ford, đã tạo nên một cuộc cách mạng công  nghiệp mang tính chất sản xuất lớn, cũng như tính chất tiến bộ trong lịch sử, có  sự gợi mở nhất định về mặt tư tưởng cho các nhà kinh doanh về sau. Chẳng những nó đã đặt được nền tảng cho sản xuất công nghiệp phát triển cao độ ngày  nay, mà còn là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy việc xây dựng công nghiệp được tăng nhanh hơn. Ngày nay, trong tâm khảm của người Mỹ, Henry Ford có một vinh dự rất lớn, được gọi là “ông vua xe hơi”, là “người anh  hùng”.

Trong khi Henry Ford và nhân viên quản lý của công ty đều tự hào trước sự thành công to lớn của loại xe Ford kiểu T, thì không ngờ hệ thống dây chuyền của công ty lại tạo ra một ảnh hưởng có tính chất phá hoại đối với sức lao động sản xuất. Do công nhân không quen với cách làm việc dây chuyền, nên lao động của họ trở nên căng thẳng. Cho dù lương ngày hai đồng của công ty xe hơi Ford, nếu so với các công ty xe hơi khác ở lân cận đã cao hơn 20%, nhưng vẫn có không ít công nhân bất mãn, tự ý xin nghỉ việc để tới những công ty đối thủ với  công ty Ford tìm việc làm. Năm 1913, số công nhân dự phòng để thay thế của công ty Forđ bị giảm đến 38%. Do vậy, ngày 7 tháng 1 năm 1917, tại một cuộc họp khẩn cấp do Henry triệu tập, ông đã tuyên bố. “Bắt đầu từ ngày mai, tiền lương ngày của công nhân công ty xe hơi Ford là 5 USD/ngày!”. Henry Ford lại viết thêm một trang sáng chói trong lịch sử chế độ tiền lương của nước Mỹ. Hành động trên đã mang tới cho công ty Ford nhiều sự bình phẩm tốt đẹp. Đó là một cuộc đại cách mạng trong lịch sử lao công của nước Mỹ. Sóng gió của cuộc cách mạng này sẽ mang tới một ảnh hưởng lớn đối với Châu Âu. Thậm chí cho tới ngày nay, quyết định trên của công ty Ford vẫn còn được xem là dấu hiệu nhân ái, quan tâm tới đời sống công nhân.
Henry Ford còn khẳng định một cách đầy đủ giá trị của lao động, đi đầu trong việc thực thi chế độ đãi ngộ với công nhân viên chức tại công ty xe hơi  Ford: ông đề xướng chính sách phúc lợi cho công nhân qua chế độ “ngày làm việc sáu tiếng”, “tuần làm việc năm ngày”. Hàng loạt chính sách đó chẳng những giúp ông thu gom được một đạo quân lao động tinh nhuệ, mà còn cải thiện rất lớn mối quan hệ giữa chủ và thợ. Henry hiểu một cách sâu sắc về tính  chất quan trọng của việc quan tâm đến đời sống của công nhân viên chức. Ông mong muốn rằng công ty Ford cần phải là nơi tiêu biểu cho mức sống của nhân dân trong toàn quốc, thậm chí, phải là mục tiêu mà các quốc gia khác cùng theo  đuổi.

Sau Đại chiến thế giới hai, kinh tế thế giới có nhiều biến động. Dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên 30 vẫn còn đeo đẳng không ít các doanh nhân, doanh nghiệp. Ford cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Loại xe hơi  Ford kiểu T vừa rẻ vừa đẹp bước vào một hoàn cảnh khó khăn, Sau năm 1929,  loại xe nói trên chỉ chiếm 31,3% trên thị trường tiêu thụ xe hơi của Mỹ; đến năm 1940, con số này lại giảm xuống còn 18,9%, quả là một tình trạng bi thảm. Đứng trước đối thủ đang vươn lên là “công ty xe hơi thông dụng” (General Motor) Henry Ford ở tuổi 80, buộc phải triệu hồi đứa cháu trai đang giữ chức vụ trong ngành hải quân là Henry Ford đời thứ hai, giao trách nhiệm kế thừa sự  nghiệp của tổ tiên với tư cách là phó tổng tài của công ty xe hơi Ford.

Đứng trước một “công ty sắp chết” do mỗi tháng bị lỗ đến 90 triệu USD, Henry Ford đời thứ hai hiểu được một cách sâu sắc, điều trước tiên là cần phải tiến hành một sự cải cách triệt để. Đầu tiên là cần phải tìm cho được những người có kinh nghiệm quản lý toàn diện. Henry đã tìm được Hernest Bridges nguyên là phó tổng giám đốc của công ty General Motor. Do Henry đời thứ hai  có thành ý, đích thân đến gặp Bridges nhiều lần khiến cho ông cảm động và nhận lời mời. Kế đó, Henry đời thứ hai lại tiếp tục thu dụng mười người nguyên là viên chức quản lý có tương quan tới chế độ và quy tắc của ngành không quân, trong đó có Robert S.McNamara sau này giữ chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Mỹ, và Charles Bates Thornton là người sau này giữ chức giám đốc Ngân hàng thế giới, vv. Giữa năm 1946, số người của Bridges sau khi nhận nhiệm vụ, thì ngay trong năm đó công ty đã chuyển thành lời. Qua năm thứ hai, sau khi trừ  các khoản thuế, công ty thu nhập được 66.367.000 USD tiền lải ròng. Sau đó lợi  nhuận cứ mỗi năm càng cao. Đến 1950, lợi nhuận cao tới 2,58 tỷ USD. Mặc dù  rơi vào một lần khủng hoảng nữa, nhưng Ford vẫn tiếp tục vượt qua và khẳng  định ưu thế của mình trong làng xe hơi thế giới. Tháng 3 năm 1980, ở tuổi 63,  Ford đời thứ hai đã mạnh dạn quyết định đi theo trào lưu của lịch sử, tuyên bố từ chức chủ tịch đồng quản trị công ty xe hơi Ford, và trao đại quyền kinh doanh nghiệp vụ do ông đã giữ suốt 35 năm lại cho một chuyên gia quản lý ở ngoài gia  tộc Ford là Philip Kaldwel, để ông này đứng ra tổ chức ban cố vấn và áp dụng tập đoàn chuyên gia, một thể chế lãnh đạo mới nhất để lãnh đạo công ty xe hơi  Ford. Hành động này là một tuyên cáo “kết thúc 77 năm của vương triều Ford”, mở đầu cho viền trao đại quyền của xí nghiệp gia tộc cho người ngoài gia tộc  trong giới xí nghiệp của Mỹ. Điều này có thể nói gia tộc Ford một lần nữa lại có sự cống hiến mang tính chất khai sáng cho việc phát triển của các xí nghiệp ở  Mỹ. Năm 1981, công ty xe hơi Ford một lần nữa lại bước vào thời kỳ thịnh vượng. Năm 1982, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 4.328 nghìn chiếc xe, chỉ kém hơn Công ty General Motor. Đến năm 1994 thì số lượng tiêu thụ xe đã  vượt hẳn lên, doanh thu lên tới hơn 128 tỷ USD, đứng hàng thứ hai trong số các công ty công nghiệp lớn nhất ở Mỹ và trong thế giới tư bản.

Ngày nay, nơi chào đời của Henry Ford - Dearborn đã trở thành một thị trấn phồn vinh rực rõ. Một điều đặc biệt hơn là tai nơi đây đều tràn ngập màu  sắc Ford, và đã trở thành một “Thị trấn Ford” đúng với cái tên của nó. Henry Ford phong cách độc đáo của mình vĩnh viễn sẽ được người đời hoài niệm và  tán thưởng.

Getting Info...

Đăng nhận xét

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.