Chào bạn đã đến với MEOCODER. Liên hệ chúng tôi Mua Ngay!

Nguyễn Du (1766-1820)

Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quí tộc, tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Cha ông là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm tể tướng thời Lê-Trịnh. Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần, người huyện Đông Ngàn, Trấn Kinh Bắc (nay thuộc Tiên Sơn, Bắc Ninh). Nguyễn Du được sinh ra ở phường Bích Câu - Thăng Long (Hà Nội).
Năm Nguyễn Du lên 10 tuổi thì cha mất và 12 tuổi mẹ mất. Nguyễn Du sống với anh cả là Nguyễn Khản cũng là quan đầu triều, rất giàu sang ở kinh đô Thăng Long. Trong suốt thời niên thiếu đến khi lập gia đình, Nguyễn Du sống nghèo khổ, phải ăn nhờ ở đậu nay nhà anh mai chỗ khác. Hơn nữa sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước có nhiều biến động, chính quyền Lê – Trịnh suy tàn, tiếp đó quân thanh xâm lược nước ta, rồi phong trao nông dân Tây Sơn như vũ bão quét sạch bè lũ bán nước và cướp nước, Nguyễn Du đã trải qua nhiều năm vất vả.
Năm 1783 Nguyễn Du thi Hương đỗ Tam Trường và giữ chức quan võ ở Thái Nguyên. Năm 1786, Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà, Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du) bỏ Thăng Long về quê tổ chức chống lại, nhưng sau bị bệnh chết. Tiếp đó gia đình họ hàng Nguyễn Du phân hoá sâu sắc. Nhiều  người ủng hộ tập đoàn Lê Chiêu Thống, song cũng có người đi theo Tây Sơn. Ví như anh cùng mẹ và anh vợ của Nguyễn Du công khai hợp tác với nghĩa quân Tây Sơn và ra làm quan ở triều Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Đối với Nguyễn Du, có lúc muốn chống lại, nhưng bất lực. Vì vậy, thời gian này ông về quê vợ ở Quỳnh Côi (Thái Bình) sống nhờ, sau đó về quê hương xứ Nghệ.
Năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên làm vua, ra chiếu trưng tập các cựu thần là Lê, Nguyễn Du cũng bị gọi và bị bắt buộc ra làm quan. Mùa thu năm ấy, ông làm tri huyện Phù Dung (Phù Tiên – Hưng Yên). Đến 1805, ông về Huế làm Đông Các đại học sĩ rỗi Cai bạ ở Quảng Bình. Năm 1813ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc, khi về nước làm Thanh Tri bộ Lễ.
Tuy là quan chức trong triều đình, nhưng Nguyễn Du lại là một nhà thơ của thời đại, là người phát ngôn của những người bị chế độ phong kiến chà đạp. Ông đã để lại cho nhân dân đất nước nhiều văn phẩm thể hiện tâm huyết, tài năng của ông. Đó là: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (chữ Hán); truyện Kiều và nhiều bài thơ khác (chữ Nôm). Thông qua ngòi bút của Nguyễn Du, ngôn ngữ Việt Nam được hoàn thiện, thật sự trong sáng phong phú. Trong đó truyện Kiều là một tác phẩm vĩ đại bất hủ.

Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bản tổng kết, một thông điệp của cuộc đời, để con người giao cảm với thế giới tâm linh, thế giới của những xúc cảm, huyền ảo mà rất đời thường ít có tác phẩm nào ngay khi ra đời đã được chào đón như truyện Kiều. Không chỉ chào đón, yêu thích, người đọc còn gửi gắm ở truyện Kiều một niềm tin, niềm tin vào tình yêu và cuộc sống, vào ngôn ngữ bất diệt của văn hoá dân tộc. Truyện Kiều là một bài ca về tình yêu, là một cuốn sách cuộc đời. Cho đến nay, không ai tính được có bao nhiêu người đã đọc và yêu truyện Kiều. Người ta không những đọc mà còn “bói Kiều, lẩy Kiều, trò Kiều, tranh Kiều, tuồng Kiều, phim Kiều…”. Chúng ta có nhiều sách nghiên cứu, từ điển tra cứu về truyện Kiều của Nguyễn Du.

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du đề cập và thương cảm nhiều nhất đến những phận đời đen bạc của xã hội đương thời. Trong những con người bị áp bức ấy có thân phận những người phụ nữ đau khổ, tủi hờn…GS Vũ Ngọc Khánh viết về ông: “Nguyễn Du đến với nhân dân lao động bao đời nay trong cả một bầu tâm sự cảm thông sâu sắc. Đó là một khát vọng của nhân dân cách mạng nên trong sóng gió cuộc đời, thấm nhuần bản chất của nhân dân, của dân tộc. Đó cũng là một con người nhân bản, đau với nỗi đau của nhân dân, nỗi đau bãi biển nương dâu, lên án chế độ bạo tàn, đòi cho con người có hạnh phúc, tình yêu, tự do và công lý. Ngòi bút của Nguyễn Du đã phanh phui được thế lực của đồng tiền, vạch trần những kẻ nhai thịt người mà không lòi lanh vuốt”([1])
Tháng 9 năm 1920 Nguyễn Du bị cảm rồi mất. Để ghi nhận tài năng của đại thi hào dân tộc, năm 1965 ông được Nhà nước chính thức làm lễ kỉ niệm. Ông cũng được thế giới ghi tên trong sách danh nhân của nhân loại.

Theo: Bách khoa tri thức

Getting Info...

إرسال تعليق

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.