Chào bạn đã đến với MEOCODER. Liên hệ chúng tôi Mua Ngay!

Bản tin Covid-19 ngày 18.7: Vẫn thêm hàng ngàn ca F0 gây áp lực cho ngành y tế

Bản tin Covid-19 hôm nay 18.7 của Báo Thanh Niên gồm có những nội dung sau: 

"Kỷ lục" gần 6.000 ca bệnh

Bản tin dịch Covid-19 tối 18.7.2021 cho biết cả nước có thêm 2.828 ca mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân trong ngày lên 5.926 bệnh nhân Covid-19. Trong ngày 18.7 có 355 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Current Time0:00
/
Duration2:15
auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Ngày 18.7: Cả nước 5.926 ca Covid-19, riêng TP.HCM 4.709 bệnh nhân

    Thông tin về 5.926 ca mắc mới được công bố trong ngày 18.7 gồm:
    + 39 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP.HCM (17), Tây Ninh (9), Quảng Nam (6), Hải Phòng (2), Hải Dương (1), Bắc Kạn (1), Thanh Hoá (1), Kiên Giang (1), Khánh Hoà (1).
    + 5.887 ca ghi nhận trong nước, trong đó 4.960 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. Gồm TP.HCM (4.692), Bình Dương (345), Đồng Nai (147), Đồng Tháp (101), Long An (89), Khánh Hoà (60), Phú Yên (55), Đà Nẵng (46), Tây Ninh (42), Hà Nội (42), Bà Rịa-Vũng Tàu (41), Vĩnh Long (38), Bình Thuận (37), Tiền Giang (31), Cần Thơ (26), Kiên Giang (19), Bến Tre (17), Hưng Yên (13), Bình Phước (7), Bình Định (6), Nghệ An (5), Sóc Trăng (4), Bắc Ninh (4), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (4), An Giang (3), Bắc Giang (2), Hà Nam (2), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Thừa Thiên Huế (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1).
    Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 53.830 bệnh nhân Covid-19, trong đó 51.771 ca ghi nhận trong nước và 2.059 ca nhập cảnh.
    - Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27.4 đến nay là 50.201 ca
    - Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.667 ca.
    Current Time0:00
    /
    Duration2:16
    auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Ngày 18.7: TP.HCM "kỷ lục" 4.709 ca Covid-19, tổng cộng 31.751 bệnh nhân

    Công bố thêm 29 ca tử vong

    Tối 18.7.2021, Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo 29 ca tử vong do Covid-19 từ thứ 226 đến 254.
    Đây là các bệnh nhân tử vong từ ngày 4.7.2021 đến ngày 17.7.2021 tại TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Đà Nẵng. Bắc Giang, Hà Nội, cụ thể:
    - Tại TP.HCM từ ngày 8.7.2021 đến ngày 17.7.2021 có 20 ca tử vong (BN11630; BN10629; BN28519; BN22421: BN25680; BN31137; BN37189; BN17273; BN25186; BN27128; BN18256; BN28113; BN35105; BN33956; BN13716; BN17482; BN18283; BN18309; BN29060; BN25324.)
    - Tại Bình Dương từ ngày 4.7.2021 đến ngày 9.7.2021 có 2 ca tử vong (BN13803 và BN17415.)
    - Tại Long An từ ngày 14.7.2021 đến ngày 18.7.2021 có 3 ca tử vong (BN17071, BN33748, BN17580)
    - Tại Bắc Giang ngày 15.7.2021 có 1 ca tử vong (BN11497)
    - Tại Đà Nẵng ngày 16.7.2021 có 1 ca tử vong (BN14138)
    - Tại Hà Nội ngày 17.7.2021 có 1 ca tử vong(BN4732)
    - Tại Đồng Tháp ngày 17.7.2021 có 1 ca tử vong (BN20037)
    Như vậy, với 29 trường hợp tử vong này đã nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 trong đợt dịch thứ 4 này là 219 trường hợp tử vong, trong đó đa phần là các ca bệnh có tuổi cao, có bệnh lý nền lâu năm như ung thư, ung thư di căn, cong vẹo cột sống, thận nhân tạo, viêm gan, bệnh lý về máu, tăng huyết áp, đái tháo đường...
    Đến nay, tổng số trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta kể từ khi dịch bệnh xuất hiện là 254 trường hợp.
    Current Time0:00
    /
    Duration1:41
    auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Tối 18.7: Bộ Y tế công bố thêm 29 ca Covid-19 tử vong tại 7 tỉnh thành

    "Hai mũi giáp công", nhanh chóng "bóc" F0 ra khỏi cộng đồng

    Tại cuộc họp vào sáng nay 18.7, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 nhận định tình hình dịch ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận, nhất là ở Bình Dương vẫn diễn biến rất phức tạp, nếu không tập trung kiểm soát thật tốt có thể dẫn tới hệ thống y tế bị quá tải. Nguy cơ hiện hữu là dịch từ TP.HCM sẽ lây lan rộng ra các tỉnh khác. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với 19 tỉnh, thành phố ở phía Nam.
    Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cần phân loại trong 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện Chỉ thị 16 thành 2 nhóm. Những tỉnh tương đối an toàn, dịch còn ít (là khu vực Nam sông Hậu và Bình Phước) tiếp tục thực hiện theo chiến lược "Ngăn chặn - Phát hiện - Truy vết - Khoanh vùng- Dập dịch và Điều trị", giống như các địa phương đang kiểm soát được dịch.
    Những địa phương như TP.HCM, Bình Dương và những khu vực dịch lây nhiễm cao, đậm đặc, lây lan rộng thì cần có những giải pháp mới, cách làm mới cho phù hợp với “2 mũi giáp công”. Một mũi tập trung lực lượng tại những “vùng đỏ”, có mức độ nguy cơ dịch bệnh rất cao để nhanh chóng "bóc" F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước làm sạch, thu hẹp ổ dịch, giảm xuống “vùng vàng” dần tiến tới “vùng xanh”. Mũi còn lại thực hiện tầm soát, sàng lọc kết hợp các biện pháp đồng bộ, giữ chặt “vùng xanh” an toàn; cô lập những “vùng vàng”, làm sạch để trở thành “vùng xanh”.
    Current Time0:00
    /
    Duration3:07
    auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Lái xe chở hàng hóa không cần giấy xét nghiệm Covid-19

    Hơn 80% bệnh nhân Covid-19 diễn biến nhẹ nhưng không thể coi thường

    Theo Bộ Y tế, đến thời điểm hiện tại, hơn 80% người bệnh Covid-19 ở Việt Nam là các ca bệnh triệu chứng nhẹ và không có triệu chứng.
    Bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ban đầu thường gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Bệnh nhân có thể bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
    Hơn 80% bệnh nhân Covid-19 chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần; một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
    Khoảng gần 20% số bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5 - 8 ngày.
    Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái…), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
    Thời kỳ hồi phục thường sau giai đoạn toàn phát là 7 - 10 ngày, nếu không có ARDS, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
    Current Time0:00
    /
    Duration3:17
    auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Hơn 80% bệnh nhân Covid-19 diễn biến nhẹ nhưng không thể coi thường

    TP.HCM chỉ mở lại chợ truyền thống với 3 điều kiện

    Tính đến ngày 18.7, trên địa bàn TP.HCM chỉ còn 46 chợ truyền thống đang hoạt động trên 237 chợ của toàn TP.HCM. Như vậy, số chợ tạm ngưng hoạt động lên đến con số 191 chợ (bao gồm 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền và Hóc Môn).
    Thông tin từ Sở Công thương TP.HCM cho hay, hiện có 3 chợ được khôi phục hoạt động sau khi đóng để thực hiện công tác phòng chống dịch như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết… đó là chợ Bình Thới (Q.11), chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10), chợ Phú Thọ (Q.11). Từ ngày 16.7, chợ Phú Thọ có 6 tiểu thương kinh doanh, chủ yếu là mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống. Chợ An Đông mở cửa khu kinh doanh thực phẩm từ sáng 17.7 với 26 hộ tiểu thương tham gia bán hàng.
    Hiện, một số chợ truyền thống tổ chức bán hàng trực tuyến như: chợ Hòa Bình (Q.5), Phú Lâm (Q.6), Minh Phụng (Q.11), Bình Tây (Q.5), Tân Hòa Đông (Q.6), Nguyễn Văn Trỗi (Q.3), Bàn Cờ (Q.3), Bùi Phát (Q.3), Phạm Văn Cội (H.Củ Chi), chợ Tân Phong (Q.7), Phước Thạnh (H.Củ Chi)...
    Current Time0:00
    /
    Duration2:36
    auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • TP.HCM đã đóng 191 chợ truyền thống vì Covid-19, chỉ mở lại với 3 điều kiện

    Tuần sau, TP.HCM bắt đầu tiêm gần 1 triệu liều vắc xin

    Ngày 17.7, TP.HCM đã họp bàn về kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 đợt 5 với tổng số gần 1 triệu liều, bắt đầu vào tuần sau, thực hiện trong 2 - 3 tuần.
    Khác với chiến dịch tiêm đợt 4 (thực hiện cuối tháng 6.2021) là Sở Y tế chủ trì, đợt 5 này được giao về cho quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện. Qua 4 đợt tiêm vắc xin Covid-19, TP.HCM có 985.077 người được tiêm vắc xin, trong đó có 943.215 người được tiêm mũi 1 và 41.862 người được tiêm mũi 2.
    TP.HCM sẽ tiêm vắc xin AstraZeneca, Moderna mũi 1 cho đối tượng ưu tiên đợt 5 (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 28 ngày). Vắc xin Pfizer dùng tiêm mũi 1 cho người trên 65 tuổi tại bệnh viện (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 3 - 4 tuần).
    Current Time0:00
    /
    Duration3:31
    auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Tuần sau, TP.HCM bắt đầu tiêm gần 1 triệu liều vắc xin Covid-19

    Bên trong Bệnh viện dã chiến điều trị hàng ngàn F0

    Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 7 (ở TP.Thủ Đức, TP.HCM) với quy mô 5.500 giường đã tiếp nhận hàng ngàn F0 và đang tiếp tục thu dung nhận bệnh với sự hỗ trợ của hơn 350 nhân viên y tế đến từ các bệnh viện ở TP.HCM, Hải Dương và Nam Định.
    Được đưa vào sử dụng từ ngày 11.7.2021, cùng với Bệnh viện dã chiến số 6, đây là hai bệnh viện dã chiến có quy mô lớn nhất TP.HCM hiện nay với 5.500 giường bệnh. Sau một tuần đi vào hoạt động, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 2.000 ca F0 là những bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
    Theo bác sĩ Phạm Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 7, bệnh viện được thành lập với quy mô 5.500 giường. Đến ngày 17.7.2021 đã tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhân và các lực lượng đang tiếp tục dọn dẹp các khu vực còn lại để nhận bệnh.
    Bệnh viện có hơn 350 nhân viên y tế từ các bệnh viện TP.HCM và do Bộ Y tế điều động. Trong đó, Bệnh viện Quân y 175 có 75 nhân viên, đoàn chi viện từ Hải Dương và Nam Định mỗi đoàn 40 nhân viên. Còn lại là Bệnh viện Bưu điện và Bệnh viện Từ Dũ là lực lượng nòng cốt của bệnh viện dã chiến số 7. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có sự hỗ trợ tích cực của lực lượng dân quân từ Ban Chỉ huy quân sự quận 3 và quận 6.
     
    Current Time0:00
    /
    Duration5:12
    auto
  • 1080p
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Bên trong Bệnh viện dã chiến Covid-19 điều trị hàng ngàn F0 ở Thủ Đức

    Bát nháo cảnh xe chở hàng “đội lốt” xe từ thiện vào TP.HCM

    Ông Lê Minh Hiếu, Chủ tịch UBND P.26 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19, đoàn kiểm tra của phường liên tục ghi nhận có nhiều xe ô tô từ thiện "trá hình" để qua chốt kiểm soát vào địa bàn phường và giao hàng "chui".
    Để qua mắt lực lượng chức năng, các xe này thường căng băng rôn cho giống xe chở hàng từ thiện.
    Sau đó, các xe này đậu tại Công viên Tầm Vu và bãi đất trống trong hẻm 184 Nguyễn Xí và để người dân đến nhận hàng rất lộn xộn. Thậm chí khi thấy lực lượng chức năng, tài xế thường tìm cách bỏ chạy rồi bỏ lại toàn bộ hàng hóa. Lực lượng chức năng phải vận chuyển số hàng trên về phường.
    Người dân gọi qua nhà xe nhận hàng thì nhà xe chỉ qua phường để nhận. Vì chủ yếu là hàng thực phẩm nên phường 26 lại phải vất vả giao lại hàng cho bà con.
    Theo UBND P.26, trường hợp này rất khó để xử lý nhất là khi phường tập trung phòng chống dịch mà các nhà xe tìm đủ cách đối phó.
     
    Current Time0:00
    /
    Duration2:01
    auto
  • 1080p
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Bát nháo cảnh xe chở hàng “đội lốt” từ thiện vào TP.HCM giữa dịch Covid-19

    Hà Nội dừng xe chở khách tới 37 tỉnh thành

    Từ 0 giờ ngày 19.7, Hà Nội sẽ áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn toàn TP.
    Cụ thể, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, mua lương thực, thực phẩm, thuốc men và các trường hợp khẩn cấp khác như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn…
    Thực hiện nghiêm 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tụ tập quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện...
    TP.Hà Nội dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hoạt động bao gồm: nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, điện, nước, nhiên liệu, xăng, dầu...).
    Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu/cụm công nghiệp phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, có các phương án đáp ứng khi có ca mắc tại cơ sở, thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 hàng ngày, cập nhật đánh giá an toàn Covid-19; chịu trách nhiệm trước chính quyền cơ sở và thành phố.
    Đối với các cơ quan, công sở của TP và T.Ư đóng trên địa bàn, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn (bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) chủ động xây dựng phương án làm việc 50% trực tuyến, chia ca; các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố bố trí không quá 1/2 số lượng cán bộ, công chức, viên chức. Hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc, giao dịch trực tuyến.
    Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn tổ chức sắp xếp, chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân trên địa bàn; sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, đảm bảo thực hiện 5K.
    Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GTVT Hà Nội đã thông báo dừng toàn bộ hoạt động chở khách đi và đến các tỉnh phía Nam, từ Thừa Thiên - Huế trở vào.
    Theo đó, từ 0 giờ ngày 18.7, Hà Nội tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ từ Hà Nội đến 37 tỉnh/thành phố và ngược lại. Trong số này có cả 14 tỉnh/thành phố đã tạm dừng hoạt động trước đó vào 7.7.
    37 tỉnh, thành này bao gồm cả Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh thành phía Nam bắt đầu tư Thừa Thiên Huế trở vào.
    Current Time0:00
    /
    Duration1:29
    auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Hà Nội dừng xe chở khách tới 37 tỉnh thành vì Covid-19 phức tạp

     

    Rồng rắn xếp hàng khai báo y tế trên Quốc lộ 14 để về quê

    Tối 17.7.2021, hàng trăm người rồng rắn xếp hàng tại chốt kiểm dịch ở trạm thu phí Cai Chanh ở xã Đắk Ru, H.Đắk R’lấp, Đắk Nông. Đây là chốt kiểm soát Covid-19 trên tuyến Quốc lộ 14, thuộc cửa ngõ phía nam của tỉnh Đắk Nông, giáp ranh với tỉnh Bình Phước.
    22 giờ 30 phút, có hàng trăm người xếp hàng đợi khai báo y tế tại chốt Cai Chanh. Hầu hết là người dân các tỉnh Tây Nguyên nhưng làm việc ở các tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, TP.HCM và Tây Nam Bộ.
    Được biết, lượng người đổ về đông vào thời điểm các tỉnh thành phía Nam đang chuẩn bị thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/2020 do dịch bệnh Covid-19.
    Lực lượng chức năng làm việc tại chốt kiểm dịch Cai Chanh cho biết, cao điểm của lượng người xếp hàng đợi khai báo y tế tại đây từ lúc 14 giờ ngày 17.7. Theo báo cáo sơ bộ, chỉ tính từ 14 giờ đến 22 giờ cùng ngày đã có hơn 5.500 người khai báo y tế tại đây và có hơn 2.400 phương tiện lưu thông. Dự kiến lượng người sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.
    Current Time0:00
    /
    Duration2:54
    auto
  • 1080p
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Rồng rắn xếp hàng khai báo y tế trên Quốc lộ 14 để về “né” Covid-19

    Tâm sự bác sĩ ngày lên đường vào điểm nóng Covid-19

    Ngày 18.7.2021, Bệnh viện Thống Nhất tiếp tục điều đoàn nhân viên y tế gồm 122 thành viên đến Bệnh viện hồi sức Covid-19 và Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid số 8 ở thành phố Thủ Đức (TP.HCM) để tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.
    Trong đó, 10 bác sĩ và 20 điều dưỡng được điều động đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19; và 30 bác sĩ, 60 điều dưỡng và 2 kỹ thuật viên đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 8.
    Theo bác sĩ Lê Đình Thanh, Bệnh viện Thống Nhất đã chuẩn bị 120 bác sĩ, 250 điều dưỡng, 10 kỹ thuật viên theo yêu cầu của Bộ Y tế trong công tác chống dịch Covid-19. Khi có lệnh điều động, đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ ở các bệnh viện điều trị Covid-19
    Bên cạnh đó, Bệnh viện vẫn đảm bảo công tác khám chữa bệnh, điều trị cho người dân trong khu vực như khám bệnh ngoại trú, điều trị nội trú, cấp cứu và đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cán bộ trung, cao cấp của Nhà nước vẫn diễn ra bình thường. Bệnh viện có đủ lực lượng để thực hiện một lúc hai nhiệm vụ vừa nội viện vừa ngoại viện.
    Current Time0:00
    /
    Duration3:07
    auto
  • 1080p
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p
  • 144p
  • auto
  • Tâm sự của bác sĩ ngày lên đường vào điểm nóng Covid-19: “Hết dịch mình về”

    Còn rất nhiều tin tức, phóng sự đáng chú ý khác trong Bản tin Covid-19 hôm nay 18.7 lúc 20 giờ trên các nền tảng của Báo Thanh Niên.

    Bình luận

    User
    Gửi bình luận
    Hãy là người đầu tiên đưa ra ý kiến cho bài viết này!

    VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

    Xem thêm

    Getting Info...

    Đăng nhận xét

    Cookie Consent
    We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
    Oops!
    It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
    AdBlock Detected!
    We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
    The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
    Site is Blocked
    Sorry! This site is not available in your country.